Hồ Thiên Trì hay có nghĩa là “Hồ Trời”, nằm trên đỉnh của núi Trường Bạch, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Đây là hồ trên núi có độ sâu lớn nhất thế giới hiện nay. Hồ có diện tích bề mặt là 9,82 km2 với độ sâu lớn nhất đạt 384 m, độ sâu trung bình là 204 m. Hồ nước bắt đầu xuất hiện sau một vụ phun trào núi lửa cực đại vào năm 969 TCN và tồn tại cho đến ngày nay.
Mặt hồ xanh ngát, yên bình, xung quanh được bao bọc bởi núi non trập trùng. Vào mùa hè, nơi đây là khu nghỉ mát lý tưởng cho người yêu thiên nhiên. Để tới hồ, du khách phải lái xe vượt qua con đường dài 10 km với 129 khúc quanh dẫn tới đỉnh núi.
Bạn có thể chèo thuyền trên hồ, câu cá lúc hoàng hôn, đi dạo ở những con dốc đầy hoa cỏ, vào công viên quốc gia Thiên Sơn Thiên Trì nghỉ ngơi. Đối diện với hồ Thiên Trì là Đền Gạch Sắt được xây dựng vào thời Nam Tống (1127-1279) trên một khu đất rộng 4.000m2. Bạn có thể đến thăm ngôi đền thanh bình này được bao quanh bởi những cây thông xanh.
Lý tưởng với con người như vậy nhưng hồ Thiên Trì lại không phải là môi trường sống phù hợp với các loài cá. Kết quả một lần khảo sát cho thấy hồ không có động vật có xương sống. Hồ nằm ở độ cao 2 km so với mực nước biển, chứa khoảng 2 tỷ tấn nước ngọt nhưng nồng độ oxy trong nước rất thấp nên không có nhiều loài thủy sinh cư trú. Ngoài ra nước ở hồ rất lạnh, mùa đông băng tuyết phủ (giữa tháng 10 tới tháng 6 hàng năm, hồ trong tình trạng đóng băng với lớp dày 1 m), mùa hè lúc chính ngọ ở đây cũng chỉ khoảng 8-11 độ C.
Xem thêm: “Bãi biển đỏ” của Trung Quốc